00:11 ICT Thứ sáu, 29/03/2024 Yên Thành trao thưởng hơn 1.000 giáo viên và học sinh giỏi | Văn bản của Bộ Thông tư 119/2004/TTLT-BTC-TLĐLĐVN và thông tư 2218/SGD&ĐT-VP | Văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo | Văn bản của Bộ Thông tư 01/2011/TT-BNV | Văn bản của Bộ Thông tư 1144 BGĐT-KHTC | Văn bản của Bộ quy định về trường chuẩn quốc gia | Thông tư 58/2011/TT-BGD&ĐT và Thông tư số 12/ 2011/ TT-BGD&ĐT | Bộ máy tổ chức của trường | Thơ ca ngợi mái trường | Ket qua xep loai giao vien nam 2013 | 

DANH MỤC

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức nổi bật

Giữa đời thường, cổ tích vẫn lung linh

Thứ tư - 28/12/2011 16:36
Tới Trường THPT Bình Sơn (Long Thành, Đồng Nai), người viết được nghe câu chuyện về bạn Hoàng Thị Loan (lớp 12A2) ẵm chị tới trường gần 10 năm qua. Hoàng Thị An - chị của Loan (vừa tốt nghiệp THPT) bị bại liệt từ nhỏ và mang trong mình nhiều chứng nan y. Nhưng An đã có một may mắn to lớn: có một người em tình nguyện làm đôi chân của mình, cùng mình vượt qua mọi chặng đường..

Sâu trong rừng cao su bạt ngàn tại một vùng quê hẻo lánh thuộc địa bàn ấp 1, xã Suối Trầu, Long Thành, một gia đình có 6 chị em gái nhưng có đến 2 người bị bại liệt từ nhỏ. Thương con bệnh tật mà gia cảnh nghèo nên để có tiền chữa bệnh cho con, cha mẹ hàng ngày phải lên rẫy trồng cà phê, cao su để kiếm tiền lo cho con. Cô chị tên An không đi được nên chỉ nhìn các em và trẻ con hàng xóm chơi đùa. Thấy chị buồn, Loan tuy bé xíu nhưng đến đòi ẵm chị đi chơi. Lúc đầu cũng chật vật lắm mới ẵm chị đi được nhưng Loan rất vui. Từ đó, hai chị em thân nhau như hình với bóng.

Đến tuổi tới trường, thật khó khăn để cho An đi học. Những lúc ba mẹ bận thì Loan lại xung phong làm đôi chân của chị. Cấp 1, trường cách nhà 2 cây số, Loan chạy xe đạp mất 15 phút, chạy xe vô trường, rồi ẵm chị vào lớp. Những ngày đầu rất khó khăn, gặp khi mưa, đường lầy lội, Loan cắn môi lấy sức đưa chị đến trường đúng giờ.
 

Cấp 1, cấp 2, An học ở tầng trệt nên Loan cũng đỡ vất vả. Nhưng sang đến cấp 3, An học tuốt lầu 3, Loan ẵm chị lên được một lầu thì phải ghé vô phòng nào đó ngồi nghỉ. Nhưng đâu có phải chỉ là những lúc học chính khóa, từ ngày bắt đầu đi học đến lúc tốt nghiệp, kết quả học tập của An luôn dẫn đầu toàn trường. Kì thi tốt nghiệp THPT năm ngoái, An cũng giành danh hiệu thủ khoa với kết quả thi bình quân mỗi môn 9 điểm. Bởi vậy, khi học bồi dưỡng, ôn thi tốt nghiệp (ở lầu 4), Loan cũng ẵm An lên. Lúc đi lãnh học bổng ở ngoài thị trấn, Loan cũng đưa chị đi. Ngày nào cũng vậy, hai chị em đều phải vô trường trước các bạn khác 30 phút. Buổi chiều còn đỡ, có năm An học buổi sáng, Loan dù buồn ngủ vẫn dậy để đưa chị tới trường. “Siêu-nhân-của-chị” chẳng bao giờ than thở một câu.

Có lần, Loan ẵm An xuống lầu mà trượt chân té. Loan sợ lắm, vừa sợ chị đau, vừa trách mình không cẩn thận. Nhưng An thì lo lắng ngược lại cho Loan. “Không ai thương nhau bằng hai chị em bạn ấy đâu”, các bạn học sinh cùng trường cho biết.

Hạnh phúc gõ cửa…

Tại buổi lễ tuyên dương 800 HSSV xuất sắc nhất khu vực miền Nam vừa tổ chức ở Long An, hàng nghìn ánh mắt ngạc nhiên lẫn cảm động dõi theo bước chân của cô bạn bé nhỏ có nước da ngăm đen đang chầm chậm bế người chị bại liệt lên sân khấu nhận giải thưởng Hoa trạng nguyên. Hai chị em An và Loan đã viết lên một câu chuyện làm rưng rưng lòng người.

Hồi An học lớp 6, những cơn đau tim và căn bệnh viêm phổi hành hạ khiến An gần như kiệt quệ, gia đình lại càng lo lắng. Năm ấy An cũng quyết định thôi học một thời gian dài để chữa bệnh. Nhưng cũng chỉ được chưa đến một năm, An lại nằng nặc đòi đi học vì bảo ở nhà buồn quá, nhớ trường nhớ lớp. Ba mẹ dù rất thương, muốn An đi học nhưng đầu tắt mặt tối với việc làm rẫy, đang băn khoăn không biết nếu An đi học thì ai đưa đi. Lúc đó, Loan đã xung phong: ngày nào cũng sẽ đưa chị tới trường.

 

Loan đã là một thiếu nữ, cũng có những lúc có niềm vui riêng nhưng chưa bao giờ bạn ấy để chị một mình. Luôn túc trực bên chị, yêu thương, chia sẻ và gần gũi, Loan trở thành một phần cơ thể, cuộc sống của An. Khi được hỏi, ẵm chị có mệt không, còn nhỏ vậy mà đã ẵm rồi, Loan chỉ cười: “Chỉ cần chị vui là mình cũng hạnh phúc”. Hai chị em bạn ấy thân nhau đến mức, người này không cần nói gì thì người kia đã hiểu ý. Có giận thì cũng chỉ 5 phút sau là hòa. Tình cảm ấy là động lực giúp hai bạn vượt qua tất cả.

12 năm miệt mài đèn sách với thành tích tốt, An luôn cho rằng cái may lớn nhất của mình là “Có một đứa em luôn biết yêu thương mình. Mỗi lần đi đâu, làm gì... Gấu (tên ở nhà của Loan) cũng ẵm mình mà chưa bao giờ cằn nhằn gì. Để mình được đi học là Gấu vất vả lắm. Tuy dành rất nhiều thời gian cho mình, em Gấu vẫn học rất giỏi, năm học rồi, Gấu được 8.6, một trong những học sinh có điểm số cao nhất lớp. Vì mình, Gấu phải hi sinh nhiều hoạt động, sở thích cá nhân, mình thương Gấu lắm!”.

***

Mặc dù năm nay đã hoàn tất chương trình phổ thông nhưng An quyết định chờ đến năm sau mới cùng “em Gấu” đi thi đại học. “Chị ấy không muốn xa em Gấu đâu. Hai chị em sẽ cùng thi vào khoa Tài chính ngân hàng của trường Đại học Kinh tế TP. HCM”, Loan cười rạng rỡ.

Có người nói: Mỗi con người như một trái táo, Thượng đế thích và yêu thương ai sẽ cắn người đó một miếng. Vì thế những người được yêu quý thường khiếm khuyết. An là một trái táo bị cắn, nhưng Đấng tối cao quá yêu thương bạn, đã ban cho bạn một người em đáng yêu để bù đắp lại bất hạnh đó. Nghe câu chuyện về hai chị em, chợt biết rằng: Giữa đời thường, cổ tích vẫn lung linh.

 

Tác giả bài viết: Nguyên Dung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn