15:37 EDT Thứ ba, 17/09/2024 Yên Thành trao thưởng hơn 1.000 giáo viên và học sinh giỏi | Văn bản của Bộ Thông tư 119/2004/TTLT-BTC-TLĐLĐVN và thông tư 2218/SGD&ĐT-VP | Văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo | Văn bản của Bộ Thông tư 01/2011/TT-BNV | Văn bản của Bộ Thông tư 1144 BGĐT-KHTC | Văn bản của Bộ quy định về trường chuẩn quốc gia | Thông tư 58/2011/TT-BGD&ĐT và Thông tư số 12/ 2011/ TT-BGD&ĐT | Bộ máy tổ chức của trường | Thơ ca ngợi mái trường | Ket qua xep loai giao vien nam 2013 | 

DANH MỤC

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức nổi bật

Dành học bổng giúp thí sinh đạp xe 300km thi đại học

Thứ tư - 26/09/2012 00:05
Biết chuyện của Ngô Văn Thuận (18 tuổi, ở xóm 8 xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) đã đạp xe 300km ra Hà Nội thi đại học, bạn đọc Lê Nhật Linh (con trai thứ 2 của nhà báo Lê Phương Dung đang du học tại Pháp) đã thốt lên: "Thuận ơi cố lên, thương em quá, anh gửi tặng về cho em một phần học bổng của anh tháng 7 là 500 Euro."


Trưa 12/7, phóng viên Kienthuc.net.vn có mặt tại nhà Thuận để trao số tiền 13.300.000 đồng (500 Euro) của bạn Lê Nhật Linh.

Bà Thái Thị Ký (75 tuổi, bà nội của Thuận) khóc: “Tui có biết hắn (Thuận) đạp xe đạp đi thi mô (đâu). Cứ nghĩ cháu ra Hà Nội mà không có tiền là tui không ăn được. Mấy ngày cháu đi thi, tui chỉ biết khóc thôi”.

Tối hôm đi thi đại học về, thấy Thuận mặc chiếc quần đùi rách tả tơi, bà đã đi bộ ra chợ Gám (cách nhà mấy cây số) mua chịu (nợ) chiếc quần đùi để cho cháu mặc.

Sao họ lại cho bà nợ và lấy tiền đâu mà trả, tôi đùa? Bà nội Thuận làm phép tính chua chát: “Tui già rồi nhưng đi ra chợ ở đâu họ cũng cho nợ liền. Quần đùi có 47 ngàn đồng. Tui đi mót (bắt) hến (con hến) hai ba bữa là có tiền trả quần cho cháu thôi. Nhiều người ở chợ quen mặt tui vì đã mua hến đấy”.

Bố đi vay tiền về thì con đã đi thi Đại học

Khi Thuận đi thi về cả nhà cũng cứ tưởng là Thuận đi bằng ô tô. Chỉ đến khi dư luận bàn tán thì gia đình mới vỡ lẽ.

“Hôm Thuận về, tôi thấy cháu gầy mà đen nên hỏi: Con không đi thi Đại học à? Mà làm gì mà người hư (ốm-PV) như thế? Thuận có bảo là con đi thi về đây.

Thì cũng tưởng cháu đi ô tô chứ ai biết. Về hôm trước thì hôm sau cháu đã vào thành phố Vinh đi làm thuê. Mới nghe báo chí đưa tin, tôi mới biết cháu đạp xe đi Hà Nội đó chớ. Thương con nên tôi đã gọi cháu về cho nó nghỉ ngơi mấy ngày”, chị Ngô Thị Tuệ (mẹ Thuận) nói.

Ngồi bên cạnh, anh Ngô Văn Quý (bố của Thuận) thành thật: “Gia đình tôi thuộc hộ nghèo từ năm 2008 nhưng cũng không đến mức không vay nổi tiền để đưa cháu đi thi Đại học đâu”.

Theo anh Quý thì ý định của gia đình là hai bố con sẽ ra Hà Nội thi Đại học. Nên anh Quý đã đi vay 4 người quen được 2 triệu đồng. Tuy nhiên khi về nhà thì đã biết là Thuận đã đi thi Đại học bằng cách đạp xe đạp.

Thuận còn có 1 em trai, nhà có tất thảy 4 khẩu và 3 sào ruộng. Một năm hai vụ lúa cũng được gần 1,5 tấn lúa. Bố mẹ Thuận đều làm nông nên mọi thứ kinh phí đều trông chờ vào lúa.

“Mấy năm nay tôi bị bệnh gai cột sống nên cũng không làm được gì nhiều. Nghĩ cũng thương con nhưng cũng phải gắng chịu thôi”, anh Quý nói.

30 ngàn đồng của Thuận có được từ cái nắn dòng

Khác với sự mãnh liệt khi đạp xe ra Hà Nội, trong câu chuyện với chúng tôi, Thuận rất ít nói. Thậm chí rất hiếm thấy nụ cười nở trên môi em. Thuận đã nói về số tiền 30 ngàn đồng mình có được trước sự bất ngờ của chúng tôi.

“Biết nhà đang phải vay ngân hàng, bố lại chạy đi vay tiền nên hôm đó sẵn có chiếc xe đạp đã mượn bạn từ trước nên em đã ôm chiếc nắn dòng ti vi đi bán. Chiếc nắn dòng đã cũ nên nghĩ cũng bán được 100 ngàn thôi.

Mặt khác cũng có thể vay thêm tiền từ hàng sắt vụn rồi để xe đạp lại để bắt xe đi Hà Nội thi Đại học.

Nhưng ra bán nắn dòng chỉ được 30 ngàn đồng. Tiền vay thì người chủ hàng sắt vụn không cho mà còn bảo: Xe máy để đây thì cho vay chứ xe đạp thì 1 ngàn cũng không. Vậy nên lúc đó em đã quyết tâm đi thi bằng xe đạp”, Thuận e ngại khi nói.

Rồi Thuận làm phép tính: “Em nghĩ đạp xe đi Hà Nội cũng gấp mấy lần đi Vinh thôi. Ban đầu em cũng dự tính là đi hai ngày hai đêm. Ra đến nơi sẽ xin việc làm thêm. Nhưng không ngờ lại nhanh như thế”.

Khi chúng tôi trao quà của bạn Lê Nhật Linh, Thuận lấy cuốn sổ tay ra ghi chép, nói với tôi: “Anh Nhật Linh tốt bụng quá anh hè. Em có đọc báo thấy nhà anh Linh ai cũng tốt rứa. Mẹ anh Linh là nhà báo Lê Phương Dung gởi tiền hỗ trợ cho nhiều người quá anh hè. Em thấy cả anh trai anh Nhật Linh là anh Ngọc Linh cũng làm từ thiện nữa.

Còn có nhiều người hỗ trợ cho em lắm, em đều ghi chép lại cẩn thận. Nếu không có họ, chưa hẳn em đã vượt qua được khó khăn khi có mặt tại Hà Nội để thi Đại học. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến mọi người!”

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn