19:14 EDT Thứ năm, 28/03/2024 Yên Thành trao thưởng hơn 1.000 giáo viên và học sinh giỏi | Văn bản của Bộ Thông tư 119/2004/TTLT-BTC-TLĐLĐVN và thông tư 2218/SGD&ĐT-VP | Văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo | Văn bản của Bộ Thông tư 01/2011/TT-BNV | Văn bản của Bộ Thông tư 1144 BGĐT-KHTC | Văn bản của Bộ quy định về trường chuẩn quốc gia | Thông tư 58/2011/TT-BGD&ĐT và Thông tư số 12/ 2011/ TT-BGD&ĐT | Bộ máy tổ chức của trường | Thơ ca ngợi mái trường | Ket qua xep loai giao vien nam 2013 | 

DANH MỤC

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức nổi bật » Tin của Phòng

Thư viện di động khơi dậy niềm đam mê đọc sách

Thứ tư - 28/12/2011 03:52
Tôi đến Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương, Nghệ An) trước khi bước vào giờ học buổi chiều, ở lối đi giữa các bồn hoa, khá động học sinh đang ngồi đọc sách. Thấy lạ so với nhiều nơi khác, tôi đến ngay khu vực này. Thì ra giá sách được bố trí tại đây.

Giá sách có nhiều ngăn, mỗi ngăn là một loại sách. Em nào thích đọc cuốn gì thì tự tìm lấy cuốn ấy rồi ra ngồi trên dãy ghế đá mà đọc. Hỏi cán bộ thư viện, anh cho biết: “Trước đây, học sinh ít đọc sách. Tìm hiểu nguyên nhân thì ra không phải các em không thích đọc mà vì ngại làm thủ tục mượn sách ở thư viện, phòng đọc của thư viện lại quá chật hẹp. Để khắc phục điều này, tạo thuận lợi tối đa cho học sinh được tiếp xúc với sách, nhà trường làm giá sách ngay trên sân trường.

Hàng ngày, cán bộ thư viện đi trước giờ, mang sách trong thư viện ra để vào giá sách. Học sinh thích đọc thì đến tự chọn sách mà không phải hỏi mượn, không phải ký vào sổ. Đọc xong, các em mang để vào chỗ cũ. Trường hợp nào cần mang về nhà đọc, các em mới phải ký mượn. Cuối buổi, cán bộ thư viện lại đem sách vào kho. Các đầu sách được thay đổi thường xuyên, độ hai tuần một lần. Từ ngày làm “thư viện di động“ kiểu này, số lượng học sinh đọc sách tăng gấp nhiều lần so với trước”.    

Theo cô Lê Thị Sử, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương: “Để học sinh không nhàm chán vì sách cũ, mỗi năm nhà trường dành khoảng 10 triệu đồng mua sách mới. Hiện tại, thư viện của trường cũng đang nghèo, mới chỉ có trên 2.000 cuốn (không kể sách giáo khoa) và một số loại báo chí phục vụ học sinh. Trường cũng đã nối mạng được 56 máy vi tính để tạo điều kiện cho các em đọc sách báo và tìm kiếm thông tin qua internet.

Để đẩy mạnh phong trào đọc và làm theo sách báo, nhà trường thường tổ chức cho học sinh tự giới thiệu về cuốn sách mà mình đã đọc, tổ chức thi kể chuyện theo sách, thi tìm hiểu nội dung sách theo chủ đề dưới hình thức trả lời câu hỏi. Một năm một lần, Trường tổ chức “Ngày hội đọc sách” cho tất cả học sinh cùng tham gia”.

Tủ sách trên sân trường -
Tủ sách trên sân trường - "thư viện di động" của Trường TH thị trấn Đô Lương

Ở Trường Tiểu học Văn Sơn (huyện Đô Lương), “thư viện di động” lại được tổ chức theo hình thức khác. Từ năm học 2008 - 2009, nhà trường bắt tay vào xây dựng “thư viện vườn trường”. Một khoảnh đất trong khuôn viên của Trường được chọn làm “thư viện vườn trường”. Tại đây, cây bóng mát được trồng như một vườn cây. 10 tủ sách nhỏ được dựng dưới các tán cây. Mỗi tủ sách này dùng cho một lớp. Dưới bóng mát của cây xanh, nhà trường bố trí các dãy ghế đá. Học sinh tự do chọn, đọc sách theo sở thích của mình. Cô Lê Thị Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, vì kinh phí đầu tư để mua sách không có nhiều, nhà trường thường kêu gọi cha mẹ học sinh và cả học sinh tự nguyện góp sách vào tủ sách dùng chung của trường; chính vì vậy mà số lượng sách mới đối với học sinh không thiếu.

"Thư viện vườn trường" ở Trường TH Văn Sơn

Ông Nguyễn Tất Tây, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Đô Lương trao đổi với chúng tôi: “Hiện nay, 35 trường tiểu học của Đô Lương đều có thư viện đạt chuẩn, nhiều trường đã xây dựng được “thư viện di động” với nhiều hình thức, tên gọi khác nhau: “Thư viện vườn trường”, “Tủ sách em yêu”… Để đẩy mạnh phong trào đọc sách trong học sinh, hai năm nay, Phòng đã chỉ đạo các trường  tổ chức “Ngày hội đọc sách” với nội dung: trình bày sách; giới thiệu sách; kể chuyện theo sách; hỏi-đáp về sách.

Năm học 2011-2012, hình thức này còn được tổ chức ở cụm trường nhằm tạo thêm không khí thi đua giữa các nhà trường. “Ngày hội đọc sách” đã đem lại hiệu quả thiết thực, không những làm cho học sinh  ham thích đọc sách mà còn giúp các em làm theo sách. Phòng coi đây là một nội dung thực hiện đổi mới giáo dục tiểu học, hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện của cấp học.”

Học sinh ở Trường TH Văn Sơn với tủ sách trong
Học sinh ở Trường TH Văn Sơn với tủ sách trong "thư viện vườn trường"

Bấy lâu nay, chúng ta cứ kêu học sinh rất ít đọc sách, nhưng lại không tìm giải pháp để cải thiện tình hình. Cách làm của các trường tiểu học ở Đô Lương thực sự đã khơi dậy niềm đam mê đọc sách của trẻ em. Gía như cách làm này được các địa phương khác nghiên cứu, học tập, nhân rộng thì hay biết mấy. 

                                                                                   

Tác giả bài viết: Minh Đức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn